Phân biệt điện cao thế, điện trung thế và điện hạ thế 

5/5 - (1 bình chọn)

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, điện dường như là thứ không thể thiếu trong lao động sản xuất và cuộc sống hằng ngày. Vì vậy những kiến thức hữu ích về điện mà chúng tôi sắp cung cấp có lẽ sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình sử dụng chúng. Hiện tại hệ thống điện Việt Nam được chia làm ba cấp bao gồm hạ thế, điện trung thế và điện cao thế, các cấp điện được chia theo hiệu điện thế và được công ty Điện Lực Việt Nam quy định. Vậy làm cách nào để phân biệt được các loại điện áp và cần lưu ý những gì khi sử dụng? Hãy cùng Nikita tìm hiểu ngay nhé.

1. Phân biệt điện trung thế với điện hạ thế, điện cao thế

Điện Trung thế là gì?

Điện trung thế là loại dây điện có cấp điện áp đạt mức 15kV (15.000V)

Các đường điện trung thế có thể được bọc dây bọc bên ngoài hoặc được gắn trần lên các trụ sứ cách điện. Vì điện trung thế có mức điện áp khá cao, có thể phóng ra điện gây nguy hiểm cho người và vật tiếp xúc với phạm vi vượt mức an toàn ( dưới 0,7 m) nên nguồn điện này được treo lên cột bê tông ly tâm cách mặt đất từ 9 – 12m.

điện cao thế
Phân biệt điện cao thế, điện hạ thế và điện trung thế

2. Điện Hạ thế là gì?

Điện hạ thế là đường điện có cấp điện áp từ 220V – 380V.

Dây cáp được sử dụng cho cấp điện này là loại dây cáp bọc vặn xoắn ACB bao gồm 4 dây cáp bện vào nhau. Ngoài ra cũng có thể sử dụng 4 dây cáp rời được gắn lên trụ điện bằng sứ treo hay cột treo. Trụ điện thường là cột bê tông vuông hay cột bê tông ly tâm có chiều cao khoảng  5 – 8m.

Đây là cấp điện áp được cung cấp để sử dụng cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân nên được dẫn đến từng nhà. Bên ngoài đường dây điện hạ thế luôn được bọc kín bằng một lớp vỏ cách điện. Khác với dòng đường dây điện trung thế, đường dây điện hạ thế có mức điện áp khá thấp hơn rất nhiều nên sẽ không xảy ra hiện tượng phóng điện nhưng vẫn rất nguy hiểm nếu ta chạm trực tiếp vào đường dây điện.

điện hạ thế

3. Điện Cao thế là gì?

Điện cao thế là các đường dây điện thuộc cấp điện áp từ 110kV – 220kV – 500kV

Vì nguồn điện này sở hữu điện áp rất cao nên có thể phóng điện gây ra nguy hiểm cho với các đối tượng tiếp cận khi vượt qua khoảng cách an toàn. Khoảng cách an toàn của loại dây điện 110kV là dưới 1,5m; 220kV dưới 2,5m; dưới 4,5m cho đường dây điện 500kV. Nguồn điện cao thế tỏa ra lượng nhiệt rất cao nên các đường dây điện được nối với nguồn điện này hoàn toàn là dây trần gắn trên các chuỗi sứ cách điện. Trụ điện cao thế là cột ly tâm, cột giáp sắt và thường cao trên 18m.

trụ điện cao thế

4. Cách nhận biết các cấp điện áp

Để nhận biết đường dây điện cao thế, hạ thế, trung thế, bạn có thể dựa vào các chuỗi sứ được gắn trên dây điện. Số lượng chuỗi sứ được phân theo cấp độ điện áp cụ thể như sau:

  • 500kV có khoảng 24 chuỗi sứ.
  • 220kV có khoảng 12-24 chuỗi sứ.
  • 110kV có khoảng 6-9 chuỗi sứ.
  • 35kV có khoảng 3-4 chuỗi sứ.
  • Đối với các cấp điện áp < 35kV hầu như đều được sử dụng chuỗi sứ đứng.

5. Các loại điện thế thuộc cấp điện áp nào?

Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có cách đo hiệu điện thế và cấp điện thế khác nhau. Ở nước ta hiện nay cấp điện áp được quy bởi Khoản 1 Điều 3 Thông tư 42/2015/TT-BCT cụ thể như sau:

  • Nguồn điện có cấp điện áp < 1kV là hạ áp.
  • Nguồn điện có cấp điện áp nằm trong khoảng 1 – 35kV là trung áp.
  • Nguồn điện có cấp điện áp > 35kV – 220kV là cao áp.
  • Nguồn điện có cấp điện áp > 220kV là nguồn điện siêu cao áp.

6. Khoảng cách an toàn với từng loại điện áp

Khoảng cách an toàn điện áp hay còn gọi là hành lang điện áp toàn được hiểu đơn giản là khoảng cách phòng điện an toàn từ đường dây điện đến con người và các sự vật khác. Việc nắm rõ khoảng cách an toàn điện là cực kỳ cần thiết bởi nó giúp giảm thiểu các tai nạn không mong muốn về điện có thể xảy ra.

khoảng cách an toàn với từng loại điện áp
Khoảng cách an toàn với từng loại điện áp

Mỗi loại dây điện thuộc loại điện áp khác nhau sẽ có một khoảng cách an toàn khác nhau, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn nhé:

  • Điện áp từ 220kV – 500kV: khoảng cách an toàn là 4,5m.
  • Điện áp từ 110kV – 220kV: khoảng cách an toàn là 2,5m.
  • Điện áp từ 35kV – 110kV: khoảng cách an toàn là 1,5m.
  • Điện áp từ 15kV – 35kV: khoảng cách an toàn là 1m.
  • Điện áp từ 1kV – 15kV: khoảng cách an toàn là 0.7m.
  • Điện áp hạ thế có khoảng cách an toàn là 0.3m.

7. Một số lưu ý khi sử dụng điện

Điện ngoài mang lại những lợi ích cực kỳ to lớn cho cuộc sống của con người thì nó cũng mang những nguy cơ tiềm ẩn cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy khi sử dụng điện bạn cần lưu ý những điều sau để tránh những tai nạn đáng tiếc:

– Lựa chọn những thiết bị điện an toàn.

– Lắp đặt các thiết bị điện đúng cách.

– Các nguồn điện nên được giữ một khoảng cách an toàn.

– Nên lắp đặt các cầu dao, cầu chì, ổ điện ở nơi khô ráo.

– Không nên đến gần những nơi có điện thế nguy hiểm.

– Không nên vừa sạc vừa sử dụng các thiết bị điện.

– Không nên chạm vào các thiết bị điện khi tay ướt.

– Cần sập nguồn điện ngay lập tức nếu xảy ra tình trạng ngập nước hay sấm sét để tránh gây ra hiện tượng cháy nổ hay giật điện.

Với những thông tin hữu ích trên đây về điện cao thế, hạ thế và trung thế mong rằng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại điện mà bạn đang sử dụng cũng như các các khoảng cách an toàn đối với từng cấp độ điện khác nhau để tránh những tai nạn đáng tiết về điện có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến bản thân và gia đình của bạn.

Nếu quý khách hàng muốn hợp tác lắp đặt các hệ thống điện, dây cáp điện hoặc tìm hiểu thêm các sản phẩm dây điện, dây cáp điện chính hãng uy tín với giá cả ưu đãi thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0917 508 805 -0932 424 868 hoặc để thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể.

Với hơn 10 năm xây dựng và phát triển phân phối cáp điện trên toàn quốc, NIKITA cam kết mang đến cho quý khách hàng sản phẩm chất lượng nhất, với nhiều chính sách ưu đãi và đội ngũ tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *